Các nguyên nhân gây sâu răng

Một số nguyên nhân gây ra sâu răng sữa:

Men răng sữa yếu nhiều so với răng vĩnh viễn do mức độ calci hoá chưa hoàn thiện. Thai phụ trong ăn uống không đủ calci trong lúc mang thai càng khiến răng sữa dễ bị sâu hơn.

cac-nguyen-nhan-gay-sau-rang

Các loại thức ăn cung cấp calci

  • Do trẻ sử dụng quá nhiều đồ ngọt.
  • Do cha mẹ không biết cách chăm sóc răng cho trẻ.
  • Những yếu tố khác như trẻ bú bình, trẻ sinh mổ… cũng làm gia tăng tình trạng sâu răng sữa ở trẻ.

Hậu quả khi trẻ bị sâu răng

  • cac-nguyen-nhan-gay-sau-rang-2Nhiều cha mẹ nghĩ sâu răng sữa không quan trọng vì sớm muộn gì những răng này cũng bị mất đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Điều này không hoàn toàn đúng.
  • Nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm thì sau này, răng trưởng thành của trẻ có thể bị mọc lệch lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.
  • Răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như răng vĩnh viễn. Răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn bị hạn chế khiến trẻ kém tiêu hóa.
  • Răng sữa đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp trẻ phát âm chuẩn trong quá trình học nói.

Chăm sóc răng sữa cho trẻ.

Vấn đề vệ sinh răng miệng cần được chú trọng ngay từ bước ban đầu. Khi trẻ trong giai đoạn sơ sinh cha mẹ nên dùng gạc quấn quanh ngón tay và lau nhẹ nhàng bằng nước muối nhạt sau mỗi lần cho bé ăn.

Giai đoạn mọc răng sữa khoảng từ 14 – 30 tháng là giai đoạn mọc răng sữa cha mẹ nên chuyển hướng dùng bàn chải nhỏ để vệ sinh răng cho trẻ. Và bắt đầu lúc 3 tuổi trở đi là lúc bé bắt đầu nhận thức, lúc này cha mẹ có thể hướng dẫn để bé tự vệ sinh răng cho mình.
Chọn kem đánh răng phù hợp.

Chẳng hạn từ 6 tháng tuổi đến khi trẻ được 3 tuổi, phụ huynh nên đánh răng cho trẻ với nước muối sinh lý

Từ 3-6 tuổi nên dùng kem đánh răng dành cho trẻ em.

cac-nguyen-nhan-gay-sau-rang-3

Từ 6 tuổi trở đi bé có thể dùng kem đánh răng của người lớn, nhưng chỉ sử dụng với một lượng nhỏ kem đánh răng cỡ bằng hạt đậu.

Lưu ý khi bổ sung fluor.

Flour giúp cung cấp khoáng chất căn bản cho răng, dưới tác động tại chỗ của flour răng sẽ cứng chắc hơn, khả năng đề kháng tốt hơn.
Ở trẻ nhỏ, khi mà răng đang phát triển, lớp men răng đang cứng dần. Men răng của bé vẫn còn chưa đủ để chống lại acid và vi khuẩn nên thiếu flour sẽ dễ khiến phát sinh các bệnh lý răng miệng. Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra bạn cần phải bổ sung fluor cho men răng ngay khi thấy các dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng đang yếu dần đi.
Việc bổ sung fluor chỉ cần thiết trong các trường hợp trẻ có nguy cơ sâu răng cao như sau:

  • Do gene di truyền, nhiều người thân bị sâu răng.
  • Trẻ ăn nhiều đồ ăn ngọt, ăn đêm.
  • Trẻ suy dinh dưỡng.
  • Trẻ có thói quen ngậm khi ăn.

Tuy nhiên, việc lạm dụng fluor ở trẻ nhỏ còn có thể gây nhiễm độc fluor. Các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng không nên bổ sung fluor cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa sâu răng.

Để phòng ngừa toàn diện cho trẻ, tốt hơn hết cha mẹ nên nhờ can thiệp của nha sĩ. Thủ thuật này gọi là “Sealants ngừa sâu răng”. Thủ thuật này cần thiết cho các răng hàm thứ 6 vì nguyên nhân sau:

  • Răng thứ 6 là răng hàm và là một trong ba răng nhai chính của trẻ.
  • Thời gian mọc sớm nên cha mẹ thường chủ quan phần vệ sinh răng miệng.

cac-nguyen-nhan-gay-sau-rang-4

Leave a Reply

Your email address will not be published.